Tại sao nói cây sâm bố chính như vậy
Sâm Bố Chính có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz, là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ. Sâm bố chính được trồng nhiều nhất ở phía Nam Trung Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và trồng ở nhiều địa phương nước ta.
Cách trồng sâm bố chính rất dễ trồng, dễ chăm sóc kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm, là loại cây ưa sáng và ưa ẩm. Cây thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau như đất mùn, đất pha cát hoặc thịt nhẹ, đất phù sa hay bùi tụ ven sông suối…
Công dụng của sâm bố chính
Sâm bố chính dùng làm thuốc, thường sử dụng củ, rễ phải to và nhiều, sâm bố chính có vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh phế tỳ. Tác dụng của sâm bố chính giúp bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, thêm mạnh sức.
Theo Đông y, được dùng làm loại nước giải khát, hoặc có thể ngâm rượu xem thêm cách ngâm rượu sâm bố chính, sử dụng cũng rất hiệu quả, giúp điều kinh, chữa bệnh phổi, thông tiểu tiện. Hỗ trợ điều trị bệnh táo bón, ho kèm theo sốt nóng, người mệt mỏi khó chịu. Được dùng trong các bài thuốc bổ dương, chữa yếu sinh lý… Bồi bổ sức khỏe cho những người bị suy nhược cơ thể, sức khỏe gầy yếu, những bệnh nhân mới ốm dậy. Hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược cơ thể, mất ngủ, kém ăn và đau lưng, đau mình. Còn lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.
Thành phần hóa học
Rễ cây sâm bố chính chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic.
Hàm lượng lipid là 3,96%. Lipid gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic.
Hàm lượng protein toàn phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %.
Đặc điểm sâm bố chính
Sâm bố chính là loại cây thân thảo sống dai, mọc đứng yếu ớt. Có khi dựa vào các cây xung quanh. Sâm bố chính cao tầm 1m. Rễ màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, nhiều rễ sâm có hình người trông rất giống nhân sâm.
Lá có hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên. Đầu phiến lá không nhọn. Các lá sâm bố chính ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp. Mặt lá có lông hay hình sao. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, với đường kính tới 8cm.
Cuống hoa sâm dài, có lông cứng, hơi phồng đầu, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, cánh hoa có 5 cánh dài tầm 5 – 6cm, rộng tầm 3 – 4cm ở ngọn.
Quả có hình trứng nhọn, dài, ngoài mặt có lông, khi chín quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông. Hạt hình thận, có màu nâu, ngoài mặt có những đường vân sít nhau lại thành từng gợn hay những ụ màu vàng. Bao phấn phủ cột đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến.
Tác dụng phụ sâm bố chính
Hiện nay có rất nhiều người biết đến loại sâm bố chính này. Mọi người dùng và nghỉ rằng sâm chứa chất độc gây hại cho cơ thể, truyền tai nhau rằng sâm bố chính có tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu uống sâm vào, không những không khỏi bệnh mà còn gây những biến chứng nguy hiểm. Nhiều người còn nói khống lên rằng sử dụng sâm còn gây chết người. Vậy, tác dụng phụ của sâm có đúng thật như lời đồn?
Cây thuốc rừng xin thưa và khẳng định rằng Sâm bố chính hoàn toàn không có tác dụng phụ. Chỉ khi nào người dùng lạm dụng quá liều. Bởi thuốc bổ cũng nguy hại cho sức khỏe nếu dùng quá liều và dùng không đúng cách. Trong thực tế lâm sàng, thuốc bổ phải gọi tên theo nhóm thuốc dược lý.
Khi người dùng tuân thủ sử dụng đúng cách thì sâm sẽ không gây ra bất kỳ một biến chứng nào. Tác dụng phụ của sâm chỉ xảy ra khi người dùng quá lạm dụng liều lượng trên mức cho phép hoặc mua phải sâm kém chất lượng, hàng giả.
Sâm bố chính là loại thuốc bổ đa khoáng chất nếu dùng quá liều hoặc dùng dài ngày sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm do thừa khoáng chất.
Bất cứ loại sâm nào cũng vậy, kể cả thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nếu dùng không đúng cách, đúng liều. Vì thế, chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Khi đang dùng, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngừng ngay, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định để có xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý khi mua để sử dụng
Nên chọn mua những loại sâm từ tự nhiên hoặc sâm trồng trên đất đồi sẽ có chất lượng tốt hơn sâm được trồng trong chậu cảnh hoặc trồng công nghiệp, trồng dưới đồng bằng.
Cách chế biến củ khô
Để chế biến củ khô, đem về ngâm tươi. Sau khi ngâm với nước vo gạo, sẽ tiến hành thái mỏng để phơi khô hoặc để nguyên củ phơi khô. Sau đó đóng gói, bảo quản dần để làm thuốc.
Thông thường sâm bố chính được thu hoạch vào các tháng 11 – 12 và tháng 1 – 2. Tầm vào mùa đông là thời gian cho nhiều năng suất tốt nhất. Khi đào rễ về, có nhiều cách chế biến khác nhau. Có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm với nước vo gạo một đêm. Vớt ra để khô rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô. Có nơi còn đào rễ về cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khô. Cũng có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân và rể con sau đó rửa sạch ngâm vào nước phèn chua để hai ngày hai đêm. Rửa sạch phơi nắng hay sấy khô. Có thể ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt nhưng không cần thiết. Liên hệ Cây Thuốc Rừng để biết thêm chi tiết
Nguyễn Lan Anh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.