Những lưu ý trồng cây đinh lăng bạn cần biết

Trồng đinh lăng các bác nông dân băn khoăn nhất là kỹ thuật trồng cây, phân bón, trừ cỏ hại… Hôm nay Chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn những lưu ý trồng cây đinh lăng để đạt năng xuất cao.

Những lưu ý trồng cây đinh lăng bạn nên biết

Thời vụ: Người nông dân nên trồng đinh lăng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Người trồng có thể giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát. Khoảng cách trồng: 40 x 50 cm hoặc 50×50 cm. Mật độ của cây là khoảng 40.000 đến 50.000 cây/ha. Trồng đinh lăng bán chính là nghề rất hot hiện nay của bà con nông dân.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón lót: Mỗi hecta, người dân nên bón lót 10- 15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK. Bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát và hôm giống.

Bón thúc: Ở năm đầu, vào tháng 6 sau khi trồng, cây cần được bón thúc 8kg urê/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2, vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, cây nên được bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha và 300 kg NPK+100 kg kali. Ngoài ra người trồng cần bón thúc vào mùa thu. Vun đất phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau

Những lưu ý trồng cây đinh lăng bạn cần biết
Những lưu ý trồng cây đinh lăng bạn cần biết

Kỹ thuật trồng

Cách chọn giống

Cây Đinh lăng có 2 loại chính là Đinh lăng tẻ và Đinh lăng nếp. Đinh lăng tẻ có lá to, vỏ sần, củ nhỏ, rễ ra ít, cứng và có vỏ bì mỏng nên khả năng phát triển không cao. Đối với , Đinh lăng nếp có lả nhỏ và xoăn, vỏ cây nhẵn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày và phát triển mạnh nên cho chất lượng và năng xuất cao. Đây là loại Đinh lăng tốt, mạnh nên lựa chọn trong việc gieo trồng. Vì vậy khi chọn giống Đinh lăng không nên chọn cây quá già hoặc quá non. Để có được nhiều giống và dễ chăm sóc sau này, nên chặt cành ra thành nhiều đoạn, có độ dài khoảng 25-30cm, tránh làm dập 2 đầu của các đoạn.

Tham khảo thêm bài viết ‘kỹ thuật ươm giống cây đinh lăng

Người trồng đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống. Giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm. Khi trồng xong, người dân nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp.

cây giống đinh lăng to và mập
Những lưu ý trồng cây đinh lăng bạn cần biết

Ở đâu bán cây giống đinh lăng chất lượng?

Cây Thuốc Rừng là địa chỉ cung cấp sản phẩm cây đinh lăng lá nhỏ trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi, cung cấp những cây giống tốt, chất lượng cho các bạn với giá phải chăng nhất. Liên hệ Cây Thuốc Rừng để được tư vấn chính xác nhất

Cây đinh lăng  được coi là “cây sâm của người nghèo” bởi những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó, có tác dụng để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, chữa kiết lỵ, chữa chứng suy nhược cơ thể…

Một số tác dụng chính của cây đinh lăng

Chữa lành vết thương

Đối với những vết thương hở bị chảy máu, giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng giúp cầm máu và nhanh chữa lành vết thương.

Lợi sữa

Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Dùng một nắm lá đinh lăng rửa sạch rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh.Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.

Chữa chứng mồ hôi trộm

Dùng lá đinh lăng phơi khô rồi để vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa bệnh tiêu hóa

Lá đinh lăng đi sắc lấy nước uống để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Đa số, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Đối với củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

Bệnh thận

Đinh lăng là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Đối với những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

Chữa sưng đau cơ khớp

Dùng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Đến khi nào khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.

 Chú ý khi sử dụng cây đinh lăng

Trong rễ đinh lăng chứa nhiều thành phần Saponin, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không nên dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.

 

Hotline: 093.123.8336

Những lưu ý trồng cây đinh lăng bạn cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093.123.8336
DMCA.com Protection Status