Giảo cổ lam có mấy loại?

phân biệt giảo cổ lam

Rất nhiều người thắc mắc không biết Giảo cổ lam có mấy loại? Ở nước ta, giảo cổ lam bao gồm có 3 loại là giảo cổ lam 3 lá, giảo cổ lam 5 lá và giảo cổ lam 7 lá. Mỗi 1 loại giảo cổ lam sẽ có những công dụng khác nhau đói với người sử dụng, vì vậy phải tìm hiểu thật kí, cân nhắc trước khi dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất

Giảo cổ lam có mấy loại?

Giảo cổ lam tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thân mảnh, cây thân thảo. Giảo cổ lam còn có tên gọi là cây trường sinh, cỏ thần kỳ, lần đầu tiên được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư” quyển hạ năm 1639. Từ xa xưa giảo cổ lam được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châu uống trà GCL thường xuyên thì sống rất thọ. Người Nhật Bản từ xa xưa cũng đã biết và sử dụng cây GCL để làm trà để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Giảo cổ lam lần đầu tiên GS Phạm Thanh Kỳ phát hiện ở trên đỉnh Phanxiphang năm 1997 giảo cổ lam 5 lá 7 lá. Từ đó đã ra đời nhiều công trình nghiên cứu và ghi nhận tác dụng của loài cây này. Giảo cổ lam có thành phần chứa hơn 100 hoạt chất saponin – là hoạt chất có cấu trúc giống nhóm dammaran trong cây nhân sâm, nó có tác dụng tuyệt vời trong giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa động mạch, duy trì huyết áp ổn định.

Ở nước ta, giảo cổ lam bao gồm có 3 loại là giảo cổ lam 3 lá, giảo cổ lam 5 lá và giảo cổ lam 7 lá. Mỗi 1 loại giảo cổ lam sẽ có những công dụng khác nhau đói với người sử dụng, vì vậy phải tìm hiểu thật kí, cân nhắc trước khi dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất:

Giảo cổ lam có mấy loại?
Giảo cổ lam có mấy loại?

Tác dụng của giảo cổ lam

  1. Giảo cổ lam 3 lá: Đây là loại ít được sử dụng nhất

– Cây tươi: Cây có ba lá, dây khá lớn, cây tươi nhấm có vị ngọt, không đắng

– Khi phơi khô: Giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm, khi pha vị nhạt, không có vị đắng

– Tác dụng: Hiệu quả điều trị của giảo cổ lam 3 lá không cao, thành phần giảo cổ lam ít dùng trong y học và hiện còn đang được nghiên cứu.

  1. Giảo cổ lam 5 lá ( hay còn được gọi là ngũ diệp sâm – hay sâm 5 lá )

– Cây tươi: Dây nhỏ, cây có 5 lá, khi còn tươi nhấm có vị đắng

– Cây giảo cổ lam 5 lá mọc trên các vách núi đá vôi ở độ cao 1000m so với mực nước biển (Giảo cổ lam 5 lá mọc rất nhiều ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình), cây không mọc ở các loại đất thông thường

– Khi phơi khô: Cây dậy mùi thơm đặc trưng

– Khi pha với nước sôi: Uống có vị đắng nhưng rất dễ uống và ngọt hậu , trà rất thơm

– Tác dụng: Đây là loại Giảo cổ lam được cả thế giới sử dụng bởi vì nó rất tốt cho sức khỏe, có thể nói là tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay ( ở Nhật Bản và trung Quốc họ chỉ sử dụng loại Giảo cổ lam 5 lá)

  1. Giảo cổ lam 7 lá

– Cây tươi: Dây lớn, cây có 7 lá, khi tươi có vị đắng

– Giảo cổ lam 7 lá mọc và phát triển rất mạnh ở các vùng đồi núi, kể cả ở ven đường, bờ dào, bụi dậm. Ở Sapa giảo cổ lam 7 lá mọc nhiều như cỏ dại, nhiều đến nỗi người dân ở đây còn phải dẫy bớt đi để tránh chúng mọc lấn át các loại cây trồng khác.

– Khi phơi khô: Cây không có mùi thơm đặc trưng

– Khi pha uống: Giảo cổ lam 7 lá vị rất đắng và khó uống, trà không được thơm

Tác dụng của Giảo cổ lam 7 lá : Còn đang được các nhà Khoa học nước ta nghiên cứu, hiện nay trên thế giới chưa thấy quốc gia nào sử dụng Giảo cổ lam 7 lá làm thuốc, ngoại trừ Việt Nam ta.

Để hiểu rõ hơn về công dụng của mỗi loại giảo cổ lam cũng như để được tư vấn miễn phí và mua hàng, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline hoặc qua webside caythuocrung.com

Công Dụng Của Trà Giảo Cổ Lam
Công dụng của trà giảo cổ lam

Địa chỉ bán giảo cổ lam tại tphcm chất lượng

Cây Thuốc Rừng là đơn vị cung cấp giảo cổ lam chất lượng nhiều năm nay trên toàn quốc. Nếu có nhu cầu mua vị thuốc này. Các bạn vui lòng gọi về cửa hàng của chúng tôi để được tư vấn.

Hotline đặt hàng: 093.123.8336

Nguồn: Cây Thuốc Rừng

Giảo cổ lam có mấy loại?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093.123.8336
DMCA.com Protection Status