Chọn đất trồng đinh lăng – Chia sẻ kinh nghiệm

cây đinh lăng chữa bệnh gì

Trồng đinh lăng không đòi hỏi người phải có kỹ thuật cao. Nhưng chắc chắn một điều phải là người có kinh nghiệm trồng cây đinh lăng. Kinh nghiệm càng tốt, khả năng thành công càng cao và giảm thiểu các rủi ro phát sinh khi trồng cây đinh lăng. Kinh nghiệm chọn đất trồng đinh lăng cũng là một phần khá quan trọng.

Kinh nghiệm chọn đất trồng đinh lăng của bạn là gì? Hãy cùng cây thuốc rừng chia sẻ kinh nghiệm của mình để giúp đỡ những người khác. Trồng đinh lăng không khó, chỉ cần bạn có đam mê, có kiến thức cơ bản và tinh thần học hỏi. Bạn sẽ thành công, thì phú đinh lăng sẽ có tên bạn.

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh hoặc làm dược liệu quý. Cây đinh lăng sử dụng được toàn bộ cây từ củ, rễ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, nem chua, … Hiện nay, ở một số địa phương, bà con nông dân đã trồng với số lượng lớn vì hiệu quả kinh tế cao.

Chọn đất trồng đinh lăng

Tin vui cho các nông dân miền đất cọc cằn, bạn đã bao giờ khổ sở lựa chọn cây trồng. Đặc điểm Việt Nam là đất nông nghiệp, trồng lúa và xuất khẩu lúa là đặc điểm của nước ta. Vậy, bạn sở hữu vùng đất cao, quanh năm ít mưa và khô cằn. Việc canh tác lúa nước là không thể, bạn chỉ có thể canh tác các loại cây chịu hạn.

Khoai mì và cao su, cũng là những loại cây trồng chịu hạn tốt. Nhưng khoai mì thuộc dạng cây trồng ngắn hạn, hiệu quả kinh tế hoàn toàn không cao. Chi phí chăm sóc, làm phân, cỏ và phun thuốc sâu bệnh khá cao. Nên xét về hiệu quả đường dài, khoai mì hoàn tốt được đánh giá thấp.

Cây cao su, thích hợp vùng đât cao, đất đỏ khô cằn. Nhưng thời gian canh tác khá dài, 7-10 năm cây mới đủ lớn để thu hoạch. Nên cũng không phải là một lựa chọn khả thi, ngược lại đinh lăng thoả được tất cả các điều kiện trên.

Tiếp theo là công đoạn ươm giống đinh lăng. Nếu chưa biết kỹ thuật ươm các bạn hãy xem bài viết ‘kỹ thuật ươm giống cây đinh lăng‘ để hiểu rõ hơn

Chọn đất trồng đinh lăng - Chia sẻ kinh nghiệm
Chọn đất trồng đinh lăng – Chia sẻ kinh nghiệm

Đinh lăng ưa hạn, chịu ẩm cao, không chịu ngập nước. Vì thế, tiêu chí đầu tiên nhất định phải tránh các vùng đất trũng, ngập nước.

Đất càng khô, xốp đinh lằng càng phát triển, cho củ càng to. Lựa chọn vùng đất cao có độ dinh dưỡng cao, hạn chế khu vực nhiễm phèn và nhiễm mặn. Vì sẽ là cho cây đinh lăng èo uột, vàng lá, chết cây khi ghim cây giống.

Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
– Trồng theo hố: Làm đất phải cày bừa làm đất tơi, đào hố kích thước 20 x 20 x 20cm. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. – Trồng theo hàng: làm luống rộng 60cm, cao 25 – 30cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm.

Trong trường hợp trồng cây đinh lăng với số lượng lớn, thì nên cày cho đất tơi xốp, luống cao 20-50 cm và rạch sâu 15 cm, khoảng cách giữa các hố trồng là 50 cm, đặt hom giống theo chiều luống, nên bón lót bằng phân chuồng (4kg/sào), phân NPK (20kg), sau đó lấp hom và cho đầu hom hở khoàng 5 cm.

Sau khi chọn đất trồng đinh lăng, nhà nông cần quan tâm tới chọn giống. Có hai cách đó là mua luôn cây giống đinh lăng hoặc mua hom cây giống đinh lăng về tự ươm. Để hiểu rõ hơn, nhà nông có thể tham khảo bài viết sau ‘hom cây giống đinh lăng

 Kỹ thuật trồng

   – Trồng bằng hom giống: Hom giống được chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng đoạn dài 20-25cm để làm hom giống, đặt hom giống nghiêng khoảng 45o theo mặt hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.

   – Trồng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén nhẹ đất xung quanh túi bầu.

   Trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng xong, nếu đất khô phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước.

Hệ thống tưới tiêu đơn giản, không cần chăm sóc quá nhiều.

Chọn đất trồng đinh lăng tốt, giúp cây giống đinh lăng phát triển mạnh. Không bị chết cây và vàng lá, không vị èo uột và giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh thêm trông bước đầu trồng cây con.

Đất khô, không cần tưới tiêu nhiều, cây đinh lăng vẫn phát triển tốt. Hầu như là không bị sâu bệnh, cây đinh lăng nếp lá nhỏ được cho là có sức đề kháng tốt nhất.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV. Từ năm thứ 2 trở đi, người chăm cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ nên để 1-2 cành to.

Đinh Lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn và ít bị sâu bệnh hại. Giai đoạn đầu mới trồng, cây thường bị sâu xám cắt lá mầm và ăn vỏ thân, giai đoạn cây phát triển mạnh hầu như không bị sâu hại.

Thông tin thêm, vui lòng liên hệ Cây thuốc rừng 093.123.8336 để được hỗ trợ mua cây giống đinh lăng nếp. Cây khoẻ nhất, to nhất và sức chóng chọi tốt nhất. Ữu đãi giá cực tốt cho các vườn đinh lăng lớn, có hợp đồng và đảm bảo cây giống chất lượng, nghiệm thu rõ ràng.

 

Chia sẻ: Thảo dược Cây Thuốc Rừng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093.123.8336
DMCA.com Protection Status