Kỹ thuật phòng chống sâu bệnh cho cây đinh lăng

đinh lăng giống

Sau khi trồng đinh lăng được một thời gian dài thì bạn nên chú ý khi cây bắt đầu xuất hiện một số bệnh và sâu hạt cây. Bạn thường xuyên phòng chống sâu bệnh cho cây đinh lăng. Và luôn để cho cây thông thoáng hơn.

Kỹ thuật phòng chống sâu bệnh cho cây đinh lăng

Giai đoạn cây con trong vườn ươm: Cần che chắn bằng bạt nilon trong, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của nước mưa, cây bị nước mưa thường có dấu hiệu rũ lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng. Định kỳ 2-3 tuần tiến hành phun thuốc trị nấm như Ridomil Gold, Aliette, COC85 để phòng trừ nấm bệnh, đồng thời kết hợp với các thuốc trị côn trùng như Basudin, Furadan…

Giai đoạn năm đầu tiên: Khi trồng ra đồng ruộng, cây đinh lăng có khả năng bị các loài sâu bọ như rầy mềm, rệp sáp, sâu ăn lá, ốc sên ăn vỏ… có thể phòng trừ bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn. Phun định kỳ 1-2 tháng/lần. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các thuốc trừ sâu dạng bột, khơi nhẹ quanh gốc để hạn chế côn trùng hại rễ như dế, ấu trùng ve sầu…

Các năm về sau: Giai đoạn này cây đã khỏe mạnh, ít khi bị sâu bệnh, chủ yếu chỉ cần tưới nước và bón phân đầy đủ là cây sinh trưởng khỏe mạnh

Đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,sâu xám,bọ phấn… Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây.

Tiến hành kiểm tra vườn hàng ngày để phòng kiến chồi non. Nếu kiến xuất hiện phải tưới dầu hỏa quang luống.

Phòng bệnh khô héo, chết cây: Lột bỏ lớp vỏ và phần mô bị hại, dùng BHC 0.1% bôi vào vùng bị hại.

Loại bỏ trứng, sâu non, nhộng trên cây và trong vườn. Các cây chết phải được nhổ bỏ và thiêu hủy.

Sâu hại chủ yếu là Bọ phấn đục nõn: Bọ phấn màu đen, có vòi dài cứng. Con trưởng thành dài khoảng 1.2cm, bề ngang 0.3cm. Bọ làm lá hoặc nõn bị vàng úa rồi khô héo.

Bạn có thể dùng một số loại thuốc sau để phòng trừ sâu bệnh hại cây: Dùng thuốc đơn TP-Pentin 18EC, Basudin 50EC; Shecpain 36EC, Gottoc 250EC. Hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC, Sevin 40% + Sherpa 25EC, Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… hoặc dùng một trong các loại thuốc sâu dạng hạt, bột như: Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Regent 3G… Trộn một phần thuốc với 10 phần đất bột khô. Sau đó rắc vào quanh gốc cây khi cấy trồng có tác dụng phòng trừ sâu xám rất tốt.

Kỹ thuật phòng chống sâu bệnh cho cây đinh lăng

Cách chăm sóc để phòng chống sâu bệnh cho cây đinh lăng.

Tưới nước: Đinh lăng có khả năng chịu hạn, tuy nhiên khi cây còn nhỏ bộ rễ còn nông thì cần thường xuyên cung cấp đủ nước cho cây (khoảng 6 tháng đầu tiên). Khi cây đủ lớn (chiều cao từ 0,5m trở lên) thì tưới nước tùy theo tình trạng của cây. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ không tưới quá đẫm dễ gây ngập úng

Làm cỏ: Mỗi năm tiến hành làm cỏ 4-5 lần, không để cỏ dại mọc quá rậm rạp, vừa cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sinh trưởng của cây, vừa là nơi trú ngụ của sâu bệnh hại cây. Ngoài ra để hạn chế cỏ dại, cũng có thể trồng cỏ lạc xen giữa các hàng, giúp giữ ẩm và góp phần cải tạo đất

Bón phân: Năm đầu tiên chủ yếu là bón thúc bằng phân ure, mỗi hecta khoảng 80kg. Chia thành 3-4 lần bón/năm. Đến cuối năm thứ 2 sau khi cắt tỉa cành thì bón thúc lần thứ 2 để cây nhanh đâm chồi mới. Năm thứ 3 trở đi cứ mỗi 2 năm bón bổ sung cho mỗi hecta 10 tấn phân chuồng (bón 1 lần) + 500-600kg NPK (bón thành 2-3 lần)

Cắt tỉa cành tạo tán: Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi trồng, cây sẽ đạt chiều cao từ 50-100cm. Ta tiến hành cắt ngang gốc cách mặt đất 20cm, sau đó nuôi 3-4 chồi khỏe mạnh. Đến cuối năm thứ 2 tiến hành hãm ngọn lần 2, tương tự như lần đầu tiên. Phần thân cành dư ra sau khi hãm ngọn, có thể dùng nhân giống hoặc cung cấp cho các vườn ươm cây giống để cải thiện thu nhập

Muốn biết thêm về cách ươm đinh lăng các bạn có thể tham khảo bài viết ‘kỹ thuật ươm giống cây đinh lăng‘ của chúng tôi.

giống cây đinh lăng
Kỹ thuật phòng chống sâu bệnh cho cây đinh lăng

Đinh lăng sử dụng những phần nào?

Lá: Khi chăm sóc, người trồng cần tỉa bớt lá chỗ quá dày. Khi thu vỏ rễ, vỏ thân, người thu nên thu hoạch lá trước. Sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can). Cuối cùng sấy cho thật khô.

Vỏ rễ, vỏ thân: Người nông dân có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 2. Cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ vỏ thân cao nhất. Rễ và thân câycần được rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước. Để giúp bóc vỏ dễ hơn, sau đó để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc.

Địa chỉ bán cây giống đinh lăng chất lượng

Cây Thuốc Rừng là công ty chuyên cung cấp cây giống đinh lăng toàn quốc, với những ưu đãi cực tốt cho khách sỉ, các nhà nông mua với số lượng lớn. Chúng tôi luôn cung ứng cho nhà nông những cây đinh lăng chất lượng nhất với giá tốt nhất. Nếu các bạn đang muốn trồng đinh lăng mang lại hiệu quả cao thì hãy liên lạc để các chuyên gia tư vấn của chúng tôi tư vấn cho bạn nhé.

Nếu bạn có muốn tư vấn bất cứ vấn đề gì về kỹ thuật trồng cây đinh lăng hãy gọi ngay đến hotline 093.123.8336 để được tư vấn cụ thể chính xác.

Kỹ thuật phòng chống sâu bệnh cho cây đinh lăng

Nguồn: Thảo dược Cây Thuốc Rừng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093.123.8336
DMCA.com Protection Status