Cây đinh lăng có mấy loại?

giống cây đinh lăng

Đinh lăng ở Việt Nam có rất nhiều loại. Nhưng trong đó chỉ có một loại có tính dược liệu và có giá trị cao trên thị trường. Vậy thì bạn đã biết cây đinh lăng có mấy loại chưa? Phân biệt chúng như thế nào?

Cây đinh lăng có mấy loại?

Cùng Cây Thuốc Rừng tìm hiểu cách phân biệt cây đinh lăng lá tròn và lá nhỏ nhé.

Cây đinh lăng có mấy loại ? Như chúng ta đã biết cây đinh lăng là loại cây đang rất được ưa chuộng hiện nay. Cây đinh lăng được ví như “cây thuốc quý của người nghèo” bởi công dụng chữa bệnh tuyệt vời với chi phí thấp. Một số công dụng nổi bật của đinh lăng như : giúp lưu thông khí huyết, tăng cường trí nhớ, chống tắc tí sữa, bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, có loại đinh lăng dùng để làm thuốc, có loại làm cây cảnh, vậy làm sao để phân biệt giữa các loại đinh lăng để tìm được đúng loại đinh lăng mong muốn ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên.

Đây là những loài đang sử dụng nhiều nhất: đinh lăng nếp hay còn gọi đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill). đinh lăng trổ (Đinh lăng viền bạc). Ngoài ra còn có đinh lăng lá to (Đinh lăng ráng Polyscias filicifolia (Merr) Baill). đinh lăng đĩa (Polyscias scutellarius (Burm f) Merr). Một số loại ít phổ biến hơn như đinh lăng rang (lá 2 lần kép, thân màu xám trắng, tên gọi khác là Polyscias serrata Balf).

Theo dân gian, đinh lăng lá nhỏ có hai loại chính: Đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ. Kỹ thuật trồng loài cây này không quá khó

Đinh lăng nếp là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Đây là loại hay được chọn để làm giống. Đinh lăng tẻ là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này người dân không nên trồng. Hiện nay mua giống đinh lăng tại tphcm không hề dễ dàng, các bạn hãy liên hệ 093.123.8336 để biết thêm chi tiết nhé. Các bạn có tìm hiểu thêm bài viết ‘cung cấp giống cây đinh lăng‘ để biết được nơi bán giống đinh lăng an toàn mà đảm bảo.

Cây đinh lăng có mấy loại?
Cây đinh lăng có mấy loại

Cách phân biệt củ đinh lăng lá nhỏ và củ đinh lăng lá lớn.

Củ đinh lăng lá nhỏ thường sần sùi và có hình dáng giống với củ nhân sâm, kích thước của đinh lăng lá nhỏ loại từ 5 đến 7 tuổi khá nhỏ so với củ đinh lăng là lớn.

Nếu so sánh hai loại đinh lăng ở cùng độ tuổi 5 năm thì bạn sẽ thấy sự khác biệt, bởi kích thước của củ đinh lăng lá lớn thường to gấp đôi củ đinh lăng lá nhỏ.

Một điểm lưu ý nữa: Nếu chưa có kinh nghiệm khi chọn mua củ đinh lăng bạn nên yêu cầu người bán giữ lại cả thân và một phần lá của cây đinh lăng như vậy bạn mới biết được đó là củ đinh lăng lá nhỏ hay củ đinh lăng là lớn.

Khi đã có kinh nghiệm và biết cách chọn đinh lăng làm thuốc thì chỉ cần nhìn về hình dáng củ làm bạn đã biết được đó là loại củ đinh lăng nào.

Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ đến quý vị độc giả và các bạn một số thông tin về củ đinh lăng lá nhỏ và củ đinh lăng lá lớn.

Như  vậy trong số các loại đinh lăng ở Việt Nam hiện nay chỉ có cây đinh lăng  lá nhỏ (đinh lăng nếp) là có công dụng làm thuốc chữa bệnh. Còn các loại khác thường được sử dụng để làm cây cảnh và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh.

Chuẩn bị trồng

Lưu ý rằng cây đinh lăng đa phần được trồng bằng dâm cành hơn nữa thổ nhưỡng khí hậu thích hợp cho cây mọc là ở nới đồng bằng ven biển, đất pha cát do đó rất ít cây đinh lăng giá trị mọc hoang trên rừng hoặc có thể nói là không có mà hàng trồng thì không có giá trị về dược liệu do khí hậu và thổ nhưỡng không thích hợp. Khi trồng đại trà, diện rộng, người dân phải cày bừa làm đất tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Nếu ở vùng đồi, người trồng phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đinh lăng trồng bằng cách giâm cành và có thể trồng được cả bốn mùa nhưng tốt nhất là giữa xuân

Đinh lăng có mấy loại

Những bài thuốc và lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ cây đinh lăng

+  Một số bài thuốc chữa bệnh dân gian rất hiệu quả như :

– Chữa đau nhức xương khớp.

– Ho, khàn tiếng.

– Nổi mày đay, mẩn ngứa, dị ứng.

–  Chữa tắc ti sữa.

– Suy nhược cơ thể , kém ăn , mất ngủ, bồi bổ cơ thể.

Bà con có thể xem thêm cách bào chế các bài thuốc từ cây đinh lăng để biết thêm chi tiết.

+   Do hàm lượng saponin trong rễ cây đinh lăng cao có thể làm vỡ hồng cầu nên cần phải sử dụng với liều lượng hợp lý, không nên sử dụng những rễ cây quá lâu năm không còn đủ chất dinh dưỡng. Cần bảo quản nơi khô ráo.

Hy vọng qua bài viết này bà con đã biết được cây đinh lăng có mấy loại ? Cách phân biệt và mục đích sử dụng của từng loại đinh lăng cho phù hợp với nhu cầu sử dụng

 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy gọi ngay cho chúng tôi để chúng tôi tư vấn bạn nhé.

Hotline 093.123.8336

Cây đinh lăng có mấy loại?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

093.123.8336
DMCA.com Protection Status